Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách úm gà con mới nở đúng chuẩn nhất từ chuyên gia chăn nuôi.

Cách úm gà con mới nở hiệu quả là một quy trình quan trọng trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng gà con. Để đảm bảo tỷ lệ sống sót cao và sự phát triển tốt của gà con, việc thiết kế chuồng úm và áp dụng kỹ thuật chăm sóc đúng cách là rất quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách làm chuồng úm gà con và kỹ thuật úm gà con.

Cách làm chuồng úm gà con cần chú ý những điều gì.

Để úm gà con hiệu quả, việc thiết kế chuồng nuôi úm phải được thực hiện một cách hợp lý. Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần xem xét:

  • Vị trí và môi trường: Chuồng úm nên được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nên xây dựng chuồng phù hợp với quy mô chăn nuôi, có thể chia thành khu vực riêng cho gà con và các khu chăn nuôi khác. Đảm bảo có nguồn điện và nước tiện lợi cho chuồng.
  • Quây chuồng: Xung quanh chuồng úm cần có hàng rào hoặc lưới thép B40 để bảo vệ và ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài.
  • Hướng chuồng: Hướng Đông Nam là lý tưởng để chuồng nhận đủ ánh sáng mặt trời.
  • Nền chuồng: Nền chuồng nên được làm bằng xi măng, gạch hoặc đất nện chặt.
  • Mái chuồng: Mái chuồng nên được làm bằng vật liệu cách nhiệt hoặc lá cọ, lá dừa để đảm bảo chuồng thoáng mát và an toàn.

Chi tiết cách làm chuồng úm và cách úm gà con.

Mật độ của gà con khi úm như thế nào là phù hợp?

Để đảm bảo gà con được úm đúng kỹ thuật và phát triển khỏe mạnh. Điều đầu tiên bà con cần lưu ý tới khi úm gà đó là mật độ chuồng nuôi úm. Bà con hãy áp dụng đúng mật độ nuôi gà con theo bảng dưới đây. Lưu ý: Hãy tính toán số lượng gà và chia ra để có diện tích chuồng úm phù hợp. Chú ý trong suốt quá trình úm cần giãn quây úm ra để gà có đủ diện tích phát triển khỏe mạnh.

Các bước chi tiết để làm chuồng úm gà con.

  • Quây úm: Nếu úm nền đất hoặc nền xi măng có thể dùng quây cót tre, hoặc gỗ… Miễn sao có thể quây thành 1 quây kín gió là được. Chiều cao tối ưu của quây úm tầm 70cm (Tốt nhất cho việc phục vụ chăm sóc gà con). Quây cần được cố định chắc chắn, tránh bị đổ gây nên đè chết gà con khi úm. Nếu úm bằng chuồng sàn cũng nên làm kín tương tự.
  • Chất độn chuồng: Chất độn chuồng có thể sử dụng vỏ trấu, mùn cưa… Tuy nhiên vỏ trấu là chất độn chuồng tối ưu nhất. Nếu có điều kiện hãy phun khử khuẩn vỏ trấu khô trước khi rải xuống nền. Độ dày của lớp độn trấu nền chuồng khi úm gà con từ 7-10cm. Điều này nhằm đảm bảo sự ổn định nhiệt độ của chuồng úm gà mới nở trong suốt quá trình úm. Trong khi úm có thể sử dụng các chế phẩm sinh học để chất độn chuồng luôn sạch, khô.
  • Hệ thống đèn sưởi: Nhiệt độ tối ưu để úm gà con ban đầu trong khoảng 32-35 độ C. Chính vì thế bà con cần phải chuẩn bị đèn úm hồng ngoại để sưởi cho gà con những ngày úm. Xem bảng dưới đây để biết nhiệt độ úm và chuồng nuôi gà con theo từng lứa tuổi. Treo đèn úm cách mặt đất 65-70cm để nhiệt tỏa đều khắp chuồng. Nên dùng loại đèn úm tối thiểu 175W cho 1 chuồng nuôi 100 con.
  • Hệ thống đèn chiếu sáng + đo nhiệt độ: Khi úm gà con cần phải có thiết bị đo nhiệt độ chuồng úm, và đo nhiệt độ chuồng nuôi. Nếu là người mới hãy sắm cho mình 2 loại nhiệt kế này. Ở các tiệm thuốc thú y hoặc cửa hàng cám bán rất sẵn. Cần có hệ thống đèn chiếu sáng đủ sáng để gà ăn về đêm và phát triển.
  • Hệ thống máng ăn máng muốn: Hãy mua hệ thống máng uống nước nhỏ, phù hợp với gà con úm. Máng ăn có thể sử dụng đĩa cho ăn dành riêng cho gà úm. Cứ 100 con bà con trang bị 2 bộ máng ăn, bình uống. Chú ý chi rải rác khu vực chuồng úm với mật độ phù hợp.

Các bước úm gà con chi tiết khi mới bắt về.

  • Trước khi nhận gà về 2 tiếng, hãy bật đèn sưởi hồng ngoại lên để sưởi ấm chuồng trước cho cho gà con vào.
  • Khi nhận gà về: Thả gà vào chuồng úm, thả nhẹ nhàng, rải đều gà ra khắp khu vực chuồng nuôi úm. Sau khi thả gà, quan sát gà tản đều, chơi không tụm lại là được.
  • Nếu mùa đông nhiệt độ bên ngoài thấp, hãy che nóc chuồng úm lại. Nếu là mùa hè, hãy để thoáng nóc. Tùy theo nhiệt độ môi trường bên ngoài bà con hãy quyết định.
  • Pha nước sạch có kèm các loại: điện giải, Gluco KC để cho gà con uống, giảm stress. Sau khi cho gà con uống nước và nghỉ ngơi tầm 1 tiếng có thể tiến hành cho ăn. Hãy cho lượng thức ăn từng ít một, để gà con tập ăn và không để thừa.

Các lưu ý trong suốt quá trình úm gà con.

  • Vệ sinh chuồng úm: Hàng ngày, bạn cần vệ sinh lồng úm. Có thể thay chất độn để giữ môi trường sạch sẽ nếu như chất độn bị ẩm ướt. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng và tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của gà con.
  • Kiểm tra sức khỏe: Theo dõi sự phát triển và sức khỏe của gà con hàng ngày. Chú ý đến bất kỳ biểu hiện bất thường nào như suy nhược, gà lù rù, bỏ ăn, ỉa phân trắng…, hoặc bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào khác. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tìm cách xử lý sớm hoặc tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia thú y.
  • Vaccin và phòng ngừa: Đảm bảo rằng gà con đã được tiêm phòng các loại vắc-xin cần thiết để bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm phổ biến. Tuân thủ lịch tiêm phòng đúng hẹn và tuân thủ các quy trình phòng ngừa bệnh tật khác.
  • Giữ nhiệt độ và độ ẩm ổn định: Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng úm theo yêu cầu của từng giai đoạn tuổi. Điều này giúp đảm bảo sự thoải mái và tăng cường sức khỏe của gà con.
Đăng bởi Để lại phản hồi

Lịch tiêm vacxin cho đàn vịt – ngan đúng chuẩn bộ nông nghiệp.

Vịt và ngan có lịch tiêm vacxin và các loại vacxin sử dụng giống nhau. Nuôi vịt và ngan bắt buộc bà con phải vào các loại thuốc đúng lịch, nhất là đối với bà con chăn nuôi số lượng lớn. Dưới đây sẽ là lịch tiêm vacxin cho đàn vịt, ngan đúng chuẩn. Bà con hãy tham khảo và áp dụng chi tiết nhé.

Lịch và vacxin cho đàn vịt, ngan nuôi lấy thịt.

  • 1 ngày tuổi: Tiêm phòng vaccine phòng Viêm gan vịt & Rụt mỏ.
  • 1-3 ngày tuổi: Tiêm kháng thể/Vaccine phòng E.coli (bệnh viêm rốn, tiêu chảy).
  • 7 ngày tuổi: Vaccine Tembusu (phòng bệnh ngã ngửa mũi 1)
  • 10 ngày tuổi: Tiêm phòng vacxin dịch tả mũi 1
  • 12 ngày tuổi: Tiêm vacxin cúm gia cầm mũi 1
  • 13-15 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng E.coli, thương hàn vịt
  • 21-23 ngày tuổi:   Tiêm vacxin phòng bệnh E.coli, thương hàn, tụ huyết trùng.
  • 35 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng bệnh Tembusu mũi 2.
  • 38 – 40 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng dịch tả vịt mũi 2.
  • 45 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng cúm gia cầm mũi 2.

Mũi vacxin phòng viêm gan rụt mỏ là mũi vacxin được Trại Giống Gia Cầm Phú Quý tiêm miễn phí khi quý khách hàng bắt từ 300 con trở lên. Việc tiêm này nhằm đảm bảo bà con nuôi an toàn hơn. Viêm gan và rụt mỏ là 2 bệnh rất hay gặp trên ngan và vịt.

Một số bà con chăn nuôi nhỏ lẻ có thể chỉ cần tiêm đủ mũi viêm gan, rụt mỏ, dịch tả là cơ bản có thể đảm bảo. Tuy nhiên nếu như chăn nuôi số lượng lớn nên tiêm đủ và đúng lịch các mũi vacxin.

Lịch tiêm vacxin cho đàn vịt ngan – nuôi đẻ đấy trứng làm đàn bố mẹ.

  • 1 ngày tuổi: Tiêm phòng vaccine phòng Viêm gan vịt & Rụt mỏ.
  • 1-3 ngày tuổi: Tiêm kháng thể/Vaccine phòng E.coli (bệnh viêm rốn, tiêu chảy).
  • 7 ngày tuổi: Vaccine Tembusu (phòng bệnh ngã ngửa mũi 1)
  • 10 ngày tuổi: Tiêm phòng vacxin dịch tả mũi 1
  • 12 ngày tuổi: Tiêm vacxin cúm gia cầm mũi 1
  • 13-15 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng E.coli, thương hàn vịt
  • 21-23 ngày tuổi:   Tiêm vacxin phòng bệnh E.coli, thương hàn, tụ huyết trùng.
  • 35 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng bệnh Tembusu mũi 2.
  • 38 – 40 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng dịch tả vịt mũi 2.
  • 45 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng cúm gia cầm mũi 2.
  • 50 ngày tuôi: Tiêm phòng vacxin viêm gan vịt (chuẩn bị cho đàn vịt trước khi đẻ, ấp nở).
  • 180 ngày tuổi: Tiêm phòng vacxin dịch tả + Tembusu (Hội chứng giảm đẻ) mũi 3.
  • 190 ngày tuổi: Tiêm phòng vaccine phòng cúm gia cầm mũi 3.

Với tất cả đàn làm bố mẹ, sau 6 tháng nên tiêm lại các mũi vacxin 1 lần. Đây là điều bắt buộc, nó đảm bảo cho đàn con được bảo vệ tốt nhất. Nếu không được tiêm nhắc lại, đàn con giống con sau này rất dễ mặc bệnh.

Những điều chú ý khi chọn lựa và sử dụng, bảo quản vacxin cho vịt ngan.

  • Cần chọn đúng loại vacxin của các nhà cung cấp uy tín, và vacxin đang còn hạn sử dụng để tiêm cho đàn vịt, ngan.
  • Vacxin cần được bảo quản đúng cách, bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 2-8 độ C.
  • Khi tiêm vacxin sử dụng dụng cụ đúng tiêu chuẩn, vệ sinh sạch sẽ, và tiêm vacxin đúng liều,đúng hướng dẫn.
  • Đối với con giống sau khi tiêm vacxin, cần bổ dụng các loại vitamin, điện giải, Gluco KC để tăng sức khỏe.
  • TUYỆT ĐỐI KHÔNG TIÊM VACXIN CHO VẬT NUÔI KHI VẬT NUÔI ĐANG BỊ ỐM.
Đăng bởi Để lại phản hồi

Hướng dẫn cách úm vịt trên sàn lưới đúng kỹ thuật của chuyên gia.

Úm vịt là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng trong chăn nuôi vịt ngan. Úm vịt như thế nào cho đúng cách, đảm bảo đúng kỹ thuật nhất? Hãy cùng theo dõi kỹ bàu viết: Hướng dẫn cách úm vịt trên sàn lưới đúng kỹ thuật của chuyên gia. Bà con hãy áp dụng đúng hướng dẫn này, chắc chắn úm sẽ thành công mỹ mãn.

Tại sao nên úm vịt trên sàn lưới?

Như chúng ta đã biết vịt có tập tính vầy nước rất bẩn. Phân của vịt cũng chưa rất nhiều nước.

  • Đảm bảo vịt con sạch sẽ ít bệnh: Vịt con khi mới nở có sức đề kháng yếu, rất dễ nhiễm bệnh nếu môi trường nuôi bẩn, không vệ sinh. Việc úm vịt trên sàn lưới đảm bảo cho việc sàn nằm cảu vịt luôn luôn khô ráo. Sàn khô giúp vịt con tránh xa được các mầm bệnh. Phân khi thải ra sẽ rơi xuống dưới sàn lưới, nước bẩn cũng vậy. Điều này đảm bảo cho đàn vịt con khi úm luôn sạch sẽ nhất, ít bệnh. Đây chính là lý do lớn nhất để bà con quyết định úm vịt trên sàn lưới.
  • Dễ dành vệ sinh, thích hợp với úm quy mô lớn chuyên nghiệp: Khi sàn phía dưới sàn lưới được thiết kế tốt, thì việc vệ sinh chuồng úm rất đơn giản. Chỉ cần xối nước xuống nền là có thể rửa sạch hết phân. Điều này giúp người chăn nuôi nhà, chuồng trại luôn sạch sẽ.
  • Vịt con sạch sẽ, ít bệnh: Với môi trường úm vịt con bằng sàn lưới luôn sạch sẽ, đàn vịt sẽ phát triển cực tốt, ít bệnh. Điều này đảm bảo nền tảng sức khỏe tốt cho đàn vịt sau khi rời chuồng úm.
cach-um-vit-tren-san-luoi-1

Những điều cần đảm bảo khi chuẩn bị làm chuồng úm vịt bằng sàn lưới.

  • Về chuồng nuôi : Cần có mái che cẩn thận (đây là điều bắt buộc khi úm con giống).
  • Nếu mùa đông: Khu vực úm cần kín gió, chuồng úm cần không để gió lùa.
  • Phần sàn phía dưới của chuồng nuôi: Cần thiết kế để dễ thoát nước, dọn rửa. Tốt nhất là sàn láng xi măng sạch sẽ, hoặc lát gạch đỏ, gạch hoa…. Để khi dọn rửa chỉ cần sốt nước là sạch. Có thể úm trên sàn lưới phía dưới là ao (Chỉ áp dụng úm được vào mùa hè).
  • Cần có nguồn nước rửa sạch sẽ sẵn, đảm bảo đủ nước để rửa chuồng.
cach-um-vit-tren-san-luoi-2

Chuẩn bị chuồng úm vịt bằng sàn lưới như thế nào.

  • Sàn lưới: Chọn loại lưới nhựa có mắt lưới nhỏ, chuyên dùng để úm vịt con. Hãy chọn loại lưới nhựa sao cho chân vịt con không lọt được qua lỗ lưới.
  • Chuồng úm: Tiến hàng xây dựng chuồng úm bằng khung thép là tốt nhất. Có thể tận dụng khung tre (Nhưng chỉ dùng được 1 -2 lần úm). Nếu là khu úm chuyên nghiệp liên tục nên làm chuồng úm bằng thép. Chân sàn thép cách mặt đất tầm 40-50cm để tuận tiện cho việc vệ sinh. Thành chuồng làm bằng lưới mắt cáo xanh nhỏ, cao tầm 40-45cm là hợp lý.
  • Có thể đóng chuồng thép dạng các chuồng 1,5-2m vuông. Đặc điểm của loại chuồng này là cực kỳ dễ di chuyển sang các vị trí khác.
  • Máng uống nước: Nếu úm chuyên nghiệp và nhiều nên cọn mua loại máng nước tự động. Bố trí mật độ hợp lý 30-35 con/máng uống.
  • Đĩa ăn và máng ăn: Cũng theo tỉ lệ như máng uống. Tuy nhiên phía dưới phần để máng ăn phải có 1 lớp tải để khi vịt ăn vãi không bịt rơi xuống sàn gây lãng phí cám.
  • Đèn úm vịt con: Nếu mùa đông nên chuẩn bị sẵn đèn úm hồm ngoại. Nếu dùng đèn úm khoảng 175W thì 2m vuông có 1 đèn úm.
  • Đèn thắp sáng: Có thể sử dụng đèn thắp sáng chung co cả khu chuồng úm.
cach-um-vit-tren-san-luoi-3

Cách úm vịt trên sàn lưới sau khi đã chuẩn bị xong chuồng.

  • Vịt còn khi bắt về cần đảm bảo đã được tiêm mũi vacxin viêm gan rụt mỏ đầu tiên. Hãy hỏi kỹ người bán để chắc chắn điều này. Tại Trại giống gia cầm Phú Quý khách hàng cứ bắt từ 300 con trở lên là mặc định được tiêm miễn phí.
  • Sau khi bắt vịt con về, thả đều vịt ra chuồng úm. Đảm bảo mật độ khi úm vịt con theo bảng dưới đây.
  • Vịt từ 1 – 3 ngày tuổi mật độ úm là 60 con/m2.
  • Vịt từ 4 – 6 ngày tuổi mật độ úm là 40 con/m2.
  • Vịt từ 7 – 8 ngày tuổi mật độ úm là 35 con/m2.
  • vịt từ 9 – 10 ngày tuổi mật độ úm là 20 con/m2.
  • Vịt từ 11 – 14 ngày mật độ úm là 10 con/m2.
  • Vịt mới mở về không được cho ăn ngay, hãy sau 1 ngày mới cho ăn. Pha nước có thuốc úm, điện giải, Gluco KC để cho vịt con uống. Sau 1 ngày thì bắt đầu cho ăn. Cho ăn từng ít một để đảm bảo vịt không ăn thừa thức ăn.
  • Thức ăn cho vịt con là cám úm vịt từ 0-20 ngày tuổi. Cho ăn theo bữa cố định, 1 ngày ăn 3 lần để đảm bảo vịt ăn đúng giờ và đủ thức ăn.
  • Luôn luôn cung cấp đủ nước cho vịt con uống. Nếu có hệ thống nước tự động thì điều này là cực kỳ nhàn.
  • Vịt con cứ cho ăn uống đầy đủ, chuồng trại sạch sẽ sau 12-15 ngày (mùa hè) có thể thả ra khu nuôi thịt.
Đăng bởi Để lại phản hồi

Lịch vào vacxin cho gà đẻ nuôi lấy trứng.

Lịch vào vacxin cho gà đẻ nuôi lấy trứng cực kỳ quan trọng chắc nhiều bà con chưa biết. Trong bài viết này chúng sẽ chia sẻ chi tiết lịch tiêm vacxin cho gà đẻ này để bà con cùng lưu lại và áp dung.

LỊCH VACXIN CHUẨN NHẤT DÀNH CHO GÀ ĐẺ LẤY TRỨNG.

Lịch tiêm vacxin gà đẻ từ 1 – 25 ngày.
Lịch vào thuốc cho gà nuôi đẻ từ 6-14 tuần tuổi.
Lịch phòng thuốc cho gà đẻ lấy trứng 16 – 40 tuần tuổi.
Lịch vacxin dành cho gà đẻ từ 45 – 60 tuần tuổi.

VÌ SAO CẦN LÀM VACXIN CHO GÀ ĐẺ ĐÚNG VÀ ĐỦ?

Mục đích của việc tiêm vacxin chắc chắn ai cũng biết. Nó có mục đích là để tập huấn cho hệ miễn dịch của cơ thể, đánh chặn trước các nguồn bênh.

Đối với gà nuôi lấy thịt thời gian nuôi ngắn, nên một số chủ trang trại chủ quan tiêm đôi khi thiếu hoặc sai lịch. Gà nuôi lấy thịt chỉ nuôi tầm 3,5-4 tháng là bán, thời gian không dài nên tỉ lệ rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên vẫn có những chủ trại nuôi nhỏ ôm hận vị ko làm vacxin. Đa số các trại nuôi lớn đều tuân thủ rất đúng lịch vacxin.

Đối với gà nuôi đẻ lấy trứng, việc vào vacxin đúng, đủ lại càng quan trọng hơn gấp nhiều lần. Gà nuôi đẻ lấy trứng nuôi thời gian dài hơn rất nhiều so với nuôi lấy thịt. Chính vì thế rủi do dịch bệnh lại càng lớn hơn. Việc tiêm vacxin cho gà nuôi đẻ lấy trứng là cực kỳ cần thiết và quan trọng.

Đừng để khi đàn gà của nhà bà con đang khai thác trứng tốt bỗng dưng dính bệnh chỉ vì quên 1 mũi tiêm theo lịch. Hậu quả lúc ấy sẽ rất nghiêm trọng, và thiệt hại kinh tế là rất lớn.

Xem thêm: Bệnh ORT ở gà – Bệnh hắt hơi ở gà nguyên nhân và cách điều trị

Qua bài viết lịch vào vacxin cho gà đẻ nuôi lấy trứng này rất hy vọng đã cung cấp cho bà con một kiến thức đầy đủ và hiệu quả. Hãy lưu lại và áp dụng trong chăn nuôi gà đẻ nhé bà con. Chia sẻ rộng rãi bài viết này nếu bà con thấy nó có ích.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh ORT ở gà – Bệnh hắt hơi ở gà nguyên nhân và cách điều trị

Đàn gà đột nhiên có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chảy nước mũi, sưng mặt, viêm mí mắt….mà không rõ nguyên nhân. Đây chính là triệu chứng của bệnh ORT hay còn gọi là  bệnh hô hấp mãn tính do vi khuẩn có tên Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) gây ra. Điều trị dứt điểm cho loại bệnh này bằng những hướng dẫn ngay dưới đây, lưu ý đọc kĩ để tránh bỏ sót những chú thích quan trọng.

Nguyên nhân gà nhiễm bệnh ORT

Bệnh ORT là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram âm hình que có tên là Ornithobacterium rhinotracheale gây ra. Vi khuẩn ORT thường được truyền nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các chất lỏng từ hệ hô hấp của các con gà bị nhiễm bệnh, như nước mắt, mũi, bọt cổ, và phân của chúng. Bệnh lây lan rất nhanh, thường xuất hiện nhiều vào đông, mùa xuân khi độ ẩm không khí tăng cao cùng với nhiệt độ lạnh.

Đặc điểm của bệnh hô hấp mãn tính ORT

Thông thường, thời gian ủ bệnh của gà kéo dài từ 3-7 ngày sau khi bị nhiễm khuẩn. Sau ủ bệnh, gà bắt đầu có các triệu chứng như khó thở, ho, hắt hơi, mắt thâm quầng, phát ban, giảm năng suất và suy dinh dưỡng. Các triệu chứng này có thể xuất hiện trong vòng vài ngày đến vài tuần. Nếu trong giai đoạn này gà không được chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, rất dễ gây tử vong cho gà. Các triệu chứng như khó thở nghiêm trọng, khó nuốt, và chảy máu dưới xuất hiện rồi dẫn đến cái chết.

Gà khó thở, rướn cổ thở, ngáp gió, ho, lắc đầu, vẩy mỏ, khẹc, …

Gà ủ rũ, giảm ăn, sốt cao

Gà chảy nước mũi, nước mắt, sưng mặt

Các triệu chứng khác như:

– Chết trong trạng thái “ngã ngửa” (xác chết béo)

– Gà đẻ: sụt đẻ, đẻ non, vỏ trứng mỏng.

– Bệnh phát sinh từ từ theo từng ô chuồng chứ không xẩy ra ồ ạt.

– Thể bệnh mãn tính âm thầm: nhiều gà còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn thức ăn tăng cao, giá thành sản xuất tăng.

– Thể bệnh cấp tính hơn: gây chết lên tới 30% trở lên.

Xem thêm: Bệnh cầu trùng ở gà nguyên nhân và cách điều trị.

Bệnh ORT thường xảy ra lúc nào

Bệnh ORT (Ornithobacterium rhinotracheale) ở gà có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm và có thể ảnh hưởng đến các loại gia cầm khác như ngan, vịt, cút và gà trống. Tuy nhiên, nó thường xảy ra vào mùa đông và xuân, khi thời tiết lạnh và ẩm ướt. Đặc biệt, vi khuẩn ORT rất dễ lây lan trong các điều kiện ẩm ướt và không khí bị ô nhiễm. Những vật dụng như giày dép, quần áo, máy móc, chân trại, chuồng nuôi… cũng có thể trở thành nguồn lây nhiễm cho gà.

Do đó, việc duy trì vệ sinh và quản lý chăn nuôi sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng, cùng với việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh phù hợp, là cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa bệnh ORT và bảo vệ sức khỏe cho đàn gia cầm.

Tốc độ và cách thức lây lan ORT

Tốc độ lan truyền của bệnh ORT này khá nhanh và có thể lan rộng trong đàn gia cầm một cách dễ dàng. Bệnh này có thể lây truyền giữa các con gà bằng nhiều cách, bao gồm:

Tiếp xúc trực tiếp: Gà bị bệnh có thể truyền nhiễm cho các con gà khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, chẳng hạn như chung một chuồng, chung một vùng đất, hoặc qua việc cắn, đụng hoặc tập hợp lại với nhau.

Tiếp xúc gián tiếp: Vi khuẩn ORT có thể tồn tại trong môi trường trong thời gian dài và có thể lây lan qua vật dụng như máy móc, quần áo, giày dép, thức ăn, nước uống, trang trại và các vật nuôi khác.

Từ bố mẹ sang con: Gà mẹ bị nhiễm bệnh có thể truyền nhiễm bệnh cho các con qua trứng hoặc khi ấp trứng.

Hậu quả khôn lường khi gà nhiễm ORT

Nếu gà mắc bệnh ORT (Ornithobacterium rhinotracheale), chúng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh sản, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Nghiêm trọng hơn, bệnh ORT làm giảm sức đề kháng của gà, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát triển và làm tăng tỷ lệ tử vong. Việc điều trị bệnh ORT có thể gây tốn kém chi phí cho người nuôi.

Dấu hiệu bệnh tích để lại trên gà khi mắc bệnh này

Viêm phổi – màng phổi

Viêm phổi có mủ tạo thành  bả đậu (casein), đôi khi có dạng hình ống rất đặc trưng của bệnh ORT. Vị trí bã đậu trong phổi và 2 ống phế quản, khi gà ho sẽ đẩy dần bã đậu từ dưới lên ống khí quản

Biện pháp điều trị

Sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp, đúng liều lượng dưới sự giám sát của bác sĩ thú y. Một số loại kháng sinh thông dụng có thể kể đến để trị bênh ORT như:

Enrofloxacin: thuộc nhóm fluoroquinolone, có hoạt tính kháng khuẩn rộng và hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ORT.

Tetracycline: thuộc nhóm tetracycline, có khả năng kháng khuẩn rộng và thường được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh truyền nhiễm ở gia cầm.

Erythromycin: thuộc nhóm macrolide, có hoạt tính kháng khuẩn rộng và thường được sử dụng để điều trị bệnh đường hô hấp ở gia cầm.

Bệnh ORT ảnh hưởng đến sức khỏe của gà và làm giảm lượng thức ăn và nước uống. Vì vậy, ngoài sử dụng kháng sinh, việc cung cấp dinh dưỡng và nước uống đầy đủ giúp gà phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Ngoài ra, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát cho chuồng trại là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh lây lan. Vệ sinh định kỳ và sát khuẩn chuồng trại cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Cuối cùng, để ngăn ngừa bệnh ORT, nên tiêm phòng cho gà đúng liều lượng và đúng thời điểm. Việc tiêm phòng sẽ giảm thiểu tình trạng bệnh lây lan và giúp gà phát triển tốt hơn.

Trong suốt quá trình chăn nuôi gà, bà con dù không mua con giống tại Trại giống gia cầm Phú Quý cần được hỗ trợ miễn phí xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 0523333292 – Có Zalo
Website: https://traigionggavit.com
Trại giống gia cầm Phú Quý – Chuyên ấp nở, cung cấp con giống gà, vịt, ngan, ngỗng chất lượng.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh cầu trùng ở gà – gà ỉa phân đỏ sáp nguyên nhân và cách điều trị.

Đàn gà của bà con đang khỏe mạnh bỗng nhiên bỏ ăn, ủ rũ gầy yếu. Một số con trong đàn gà còn đi ỉa phân nhầy dính máu rồi chết mà không biết tại sao. Đây là biểu hiện của bệnh cầu trùng trên gà. Hãy đọc kỹ hướng dẫn dưới đây để biết được cách chữa trị bệnh cầu trùng trên đàn gà bà con nhé.

Nguyên nhân gây bênh cầu trùng ở gà.

ádhahdhadhakjdahdaf. Xem thêm : Lịch tiêm vacxin cho gà.

benh-cau-trung-o-ga-2
Gà bị cầu trùng ủ rũ bỏ ăn nhanh chết.

Đặc điểm nhận biết của gà bị bệnh cầu trùng.

đâsdafasfasdfasfasdf

Thời điểm thường xảy ra bệnh cầu trùng trên gà.

ádasdasdasdasda