Đăng bởi Để lại phản hồi

Vịt bị rụt mỏ, bệnh rụt mỏ của vịt và ngan các kiến thức bạn cần biết.

Bà con chăn nuôi vịt, ngan đôi khi hay gặp trường hợp vịt, ngan của mình mỏ bị ngắn, vênh, lưỡi thè ra ngoài. Đây chính là bệnh rụt mỏ của vịt (Bệnh Derzsy’s ), ngan hay thủy cầm nói chung. Đây là căn bệnh rất phổ biến trong chăn nuôi vịt, ngan. Bệnh này gây ra nhiều tác hại rất lớn cho người chăn nuôi. Bà con hãy cùng tham khảo ngay bài viết về bệnh ngắn mỏ của vịt ngay dưới dây.

1 con vịt bị bệnh rụt mỏ, ngắn mỏ có lưỡi thè ra ngoài.

Biểu hiện của ngan vịt bị mắc bệnh ngắn mỏ.

Vịt ngan bị mắc bệnh này thường có biểu hiện rất dễ nhận biết, bà có có thể nhìn thấy ngay:

  • Mỏ trên mà mỏ dưới không đều, không cân nhau. 1 số mỏ trên hoặc mỏ dưới ngắn hơn chiếc còn lại. 1 số thì mỏ lại bị vênh nhau, không kín khớp như vịt bình thường.
  • Những con mặc bệnh này lưỡi thường bị lè ra ngoài. Vịt nhỏ và yếu hơn các con vịt phát triển bình thường khác.
  • Thời điểm ban đầu khi mới mắc bệnh: Vịt con giảm ăn, uống nhiều nước, tiêu chảy, viêm ruột. Tỉ lệ chết đối với vịt con dưới 1 tuần tuổi nếu mắc bệnh này rất cao.

Xem thêm : 3 lý do khiến vịt ngan bị bại chân và cách điều trị

Sự nguy hiểm của bệnh rụt mỏ đối với vịt và ngan.

Đây là 1 căn bệnh mới trên ngan và vịt, mới phổ biến tại nước ta khoảng 5 năm nay. Các giống vịt, ngan lai thường rất dễ mắc bệnh này. Ngoài việc gây ra hiện tượng mỏ ngắn khiến vịt ngan chậm lớn, xấu. Bệnh rụt mỏ còn gây ra chết ở thủy cầm với tỷ lệ rất cao.

  • Bệnh gây ra viêm cơ tim, viêm gan, và viêm ruột khá nặng đối với con giống. Đặc biệt đối với các con giống con nhỏ dưới 10 ngày tuổi. Tỉ lệ chết có thể lên đến 100% nếu nhiễm nặng. Tỉ lệ Vịt, ngan ngỗng mắc bệnh này hiện nay đang có triều hướng gia tăng. Tỉ lệ nhiễm bệnh trên đàn hoảng 15-25%, nhất là đối với các giống lai.
Vịt mắc bệnh và vịt bình thường khi đặt cạnh nhau.

Mua vịt ngan ở Phú Quý chả bao giờ sợ bệnh rụt mỏ.

Tất cả bà con khi mua vịt hoặc ngan giống tại trại Phú Quý đtừ 300 con đều được tiêm vacxin miễn phí. Nếu khách hàng bắt ít hơn 300 con chúng tôi sẽ tiêm nếu tiện hàng. Nếu không tiêm được chúng tôi sẽ thông báo cho bà con để bà con chủ động.

Chính vì thế nếu bà con đã bắt giống từ 300 con trở lên thì hoàn toàn yên tâm vì đã được tiêm miễn phí. Vacxin chúng tôi sử dụng là mũi vacxin 2 trong 1 phòng cả bệnh viêm gan và rụt mỏ.

Xem thêm : Lịch tiêm vacxin cho đàn vịt – ngan đúng chuẩn bộ nông nghiệp.

Nguyên nhân và cách lây truyền bệnh rụt mỏ trên ngan vịt.

Parvovirus Ngỗng và Parvovirus Vịt Xiêm là hai biến thể khác nhau của Parvovirus, chúng khác nhau về kháng nguyên và vật chủ gây bệnh.

Loài ngỗng thường có khả năng đề kháng với Parvovirus của vịt Xiêm. Tuy nhiên, ở vịt Xiêm, cả hai loài vi rút này đều có tiềm năng gây bệnh cho chúng và cả vịt Xiêm lai.

Parvovirus gây bệnh cho vịt, chẳng hạn như Vịt Anh Đào và Vịt Bắc Kinh, là một biến chủng của Parvovirus. Nó có thể lây truyền qua các con đường sau:

  • Lây truyền ngang: Vịt bệnh bài tiết một lượng lớn virus qua phân ra môi trường, dẫn đến sự lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp. Lây nhiễm có thể xảy ra thông qua thức ăn, nước uống và tiếp xúc qua con đường “phân-miệng,” đặc biệt khi tiếp xúc với vịt khỏe mạnh.
  • Lây truyền dọc: Ở những vịt và ngỗng sinh sản bị nhiễm bệnh, chúng trở thành vật mang mầm bệnh và truyền virus qua trứng, gây bệnh cho các con mới nở. Ngoài ra, nhiễm trùng cả ngoài vỏ trứng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa bệnh nhiễm vào đàn vịt không bị bệnh trong trại ấp trứng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách úm vịt trên sàn lưới đúng kỹ thuật của chuyên gia.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh rụt mỏ trên vịt, ngan, ngỗng.

Phác đồ điều trị bênh rụt mỏ trên vịt ngan ngỗng.

Bệnh Derzsy’s có thể gây ra các biểu hiện lâm sàng như mỏ ngắn, thè lưỡi, còi cọc, và chân bị dị dạng, và chúng có khả năng phát tán mầm bệnh. Mặc dù chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này, nhưng việc điều trị vẫn rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát và giảm thiệt hại do bệnh gây ra. Dưới đây là các biện pháp điều trị:

  • Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh như BIO-AMCOLI PLUS, BIO-TILODOX PLUS hoặc BIO-ENRO C để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát.
  • Vitamin và men vi sinh: Cấp vitamin và men vi sinh như BIO-B.COMPLEX+A,D,E,C hoặc BIO-AMINOSOL để tăng sức đề kháng và giúp vịt hồi phục nhanh hơn.
  • BIOTIC: Sử dụng thuốc BIOTIC để ổn định vi khuẩn đường ruột và cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn.
Kháng thể tiêm cho vịt ngan bị nhiễm bệnh.

Cách phòng bệnh ngắn mỏ trên vịt ngan hiệu quả nhất.

Phòng bệnh Derzsy’s cũng quan trọng không kém. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa mà người chăn nuôi vịt có thể thực hiện:

  • Mua vịt từ nguồn uy tín: Chọn mua vịt con từ các cơ sở chăn nuôi có uy tín để tránh vịt có tiền sử bệnh.
  • Tiêm kháng thể: Tiêm kháng thể Viêm gan + Rụt mỏ vịt (CNC- Anti DHV) cho vịt 1-3 ngày tuổi và tiêm vắc xin CNC Derzsy Live vào ngày thứ 7-8.
  • Sát trùng: Thực hiện sát trùng kỹ lưỡng cho chuồng nuôi, trại ấp và máy ấp trứng bằng các loại thuốc sát trùng hiệu quả như FORMALDES hoặc BIOXIDE.
  • Không sử dụng vịt bị nhiễm bệnh để nhân giống: Chỉ sử dụng trứng từ các đàn vịt không bị nhiễm parvovirus để đảm bảo sức kháng của đàn vịt mới.
  • Cách ly và theo dõi sức kháng: Không nuôi vịt khác lứa tuổi trong cùng một ô chuồng. Cách ly vịt bệnh ngay khi xảy ra dịch bệnh và thực hiện sát trùng chuồng định kỳ.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Khi thời tiết thay đổi, cung cấp thêm vitamin như HAN GOODWAY hoặc PERMASOL trong 3-5 ngày để tăng sức đề kháng.
  • Vệ sinh và sát trùng sau khi xuất bán vịt: Vệ sinh và sát trùng chuồng trại sau khi xuất bán vịt và để trống ít nhất 2 tuần trước khi nhập đàn vịt mới vào để nuôi.

Nhớ rằng việc duy trì môi trường sạch sẽ và theo dõi sức kháng của đàn vịt là rất quan trọng để bảo vệ chúng khỏi bệnh Derzsy’s.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về bệnh rụt mỏ mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng quý bà con. Bà con hãy tham khảo để áp dụng ngay vào trong công việc chăn nuôi của mình hàng ngày nhé.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh hen CRD ở gà – gà hay vẩy mỏ ngáp nguyên nhân và cách điều trị

Bạn thấy đàn gà của bạn xuất hiện triệu chứng khó thở, thở khò khè, sưng mặt thì ngay lập tức đọc bài viết này. Bởi đàn gà của bạn đang mắc CRD – bệnh hô hấp mãn tính còn gọi là bệnh “hen” gà là một bệnh truyền nhiễm trên gia cầm. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị loại bệnh nguy hiểm này.

Nguyên nhân gà mắc CRD

Nguyên nhân chính của bệnh CRD là do sự lây lan của vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum. Vi khuẩn này thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với những con gà bị nhiễm bệnh hoặc qua các dụng cụ chung như nồi nước, vật dụng chăn nuôi, thức ăn và nước uống.

Ngoài ra, môi trường sống của gà cũng có ảnh hưởng đến bệnh CRD. Những điều kiện môi trường ẩm ướt, bẩn thỉu, không thông thoáng, thiếu vệ sinh sạch sẽ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho gà. Do đó, việc duy trì môi trường sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát và thông thoáng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh CRD cho gà.

Đặc điểm khi gà nhiễm CRD

Khi gà trưởng thành hoặc gà đẻ nhiễm bệnh CRD, chúng sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như ho, khò khè, viêm họng, sưng mắt và mất cân. Chúng cũng có thể thở khò khè, thở gấp hơn bình thường do đường hô hấp bị ảnh hưởng, nhất là vào ban đêm lúc gà đang nằm. Họng của gà cũng sẽ bị viêm, dẫn đến khó khắn trong việc nuốt thức ăn, nước uống. Nghiêm trọng hơn nữa, mắt của gà sẽ bị sưng và có dịch tiết, gà sẽ khó nhìn và có thể mắt sưng to đến mức khó mở. Hơn nữa, gà bị bệnh CRD sẽ không còn thèm ăn và sẽ mất cân, dẫn đến suy dinh dưỡng.

Triệu chứng của bệnh CRD đối với gà thịt có điểm khác, nghiêm trọng hơn các loại gà còn lại do sự phụ nhiễm các loại vi khuẩn khác , phổ biến nhất là vi khuẩn E.coli. Người ta thường gọi đây là thể kết hợp E.coli – CRD( C-CRD) thường xảy ra ở gà thịt được 4-8 tuần. Gà sẽ khó thở và tiết dịch đường hô hấp nặng hơn. Gà sốt cao, tiêu chảy, không còn thèm ăn và có thể từ chối thức ăn, dẫn đến mất cân nặng và giảm năng suất nuôi trồng,  viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng mặt, viêm túi khí nặng. Đặc biệt, khi gà thịt bị nhiễm kết hợp E. coli – CRD, chúng sẽ suy giảm sức đề kháng và dễ bị nhiễm các bệnh lý khác.

Xem thêm: Bệnh ORT ở gà- nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh CRD thường xảy ra lúc nào?

Bệnh CRD xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào của gà, nhưng thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, đặc biệt là khi gà đã bắt đầu đẻ trứng. Bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp hoặc qua quá trình ấp trứng, nơi trứng bị nhiễm vi khuẩn CRD từ gà mẹ.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh thương hàn bạch lỵ ở gà nguyên nhân và cách điều trị.

Bệnh thương hàn bạch lỵ ở gà là một trong những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất mà người chăn nuôi gà cần phải quan tâm. Nó gây ra nhiều tổn thất cho đàn gà và có thể ảnh hưởng đến kinh tế của người chăn nuôi. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phòng ngừa bệnh thương hàn ở gà.

I. Nguyên nhân bệnh thương hàn ở gà.

Bệnh thương hàn ở gà được gây ra bởi vi khuẩn Salmonella , được tìm thấy trong phân của gà bị bệnh hoặc gà bị lây nhiễm. Vi khuẩn có thể truyền từ gà nhiễm bệnh sang gà khỏe mạnh qua đường miệng hoặc tương tác giữa các động vật khác nhau như chuột, chim, cá, v.v.

Ngoài ra, nguyên nhân khác có thể bao gồm điều kiện chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh và sạch sẽ, không cân bằng dinh dưỡng, căn bệnh khác như cảm lạnh, viêm phổi, v.v.

Xem thêm: Cách úm gà con mới nở đúng chuẩn nhất từ chuyên gia chăn nuôi.

II. Triệu chứng của bệnh thương hàn ở gà.

Triệu chứng của bệnh thương hàn ở gà thường bắt đầu xuất hiện từ 3-5 ngày sau khi gà nhiễm bệnh. Những triệu chứng chính bao gồm:

  • Tình trạng gà yếu đi, thiếu năng lượng, ăn ít hoặc không ăn
  • Sốt cao, tắt nguồn cung cấp nước và thức ăn
  • Gà bị tiêu chảy, phân trắng, phân xanh, phân bị dính ở đít đối với gà con.
  • Gà ủ rũ, khô chân, đứng 1 chỗ mắt lim dim, và rất yếu.
  • Đối với gà đẻ: tỉ lệ đẻ trứng giảm, gà bị chết bất thường có tỉ lệ chết cao.\

Xem thêm: Lịch vào vacxin cho gà đẻ nuôi lấy trứng.

III. Điều trị bệnh thương hàn phân trắng dính đít ở gà như thế nào?

Để chữa trị bệnh thương hàn ở gà, người chăn nuôi cần phải đưa gà bị bệnh vào một chỗ riêng, tách khỏi đàn gà khác để tránh lây lan. Sau đó, cần thực hiện các biện pháp điều trị như sau:

  1. Khử trùng chuồng trại: Tất cả các đồ dùng, chỗ ở, chỗ ăn, nước uống của gà nhiễm bệnh cần được khử trùng để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Các thoại thuốc khử trùng chuồng trại hay dùng như sau: Iodine 100,  Omnicide New,  Benkocid, Virkon, TH4, Omnicid, Good farm L, Formol, Bioxide, Benkona, Bencocid….. Có rất nhiều loại thuốc khủ trùng chuồng trại chăn nuôi khác nhau. Bà con có thể lựa chọn 1 trong các loại trên. Tuy nhiên hãy chú ý pha đúng liều lượng và phun khử khuẩn đúng hướng dẫn.
  2. Điều trị bằng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh là cách điều trị hiệu quả nhất để tiêu diệt vi khuẩn Salmonella. Người chăn nuôi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp.
  3. Cung cấp đủ nước và dinh dưỡng: Gà bị bệnh thương hàn thường mất nước và năng lượng. Do đó, cần cung cấp đủ nước uống và dinh dưỡng cho gà để giúp tăng cường sức đề kháng và hồi phục sức khỏe. Xem thêm: Bệnh ORT ở gà – Bệnh hắt hơi ở gà nguyên nhân và cách điều trị
  4. Các phác đồ điều trị thương hàn bạch lỵ trên gà như sau:
  • PHÁC ĐỒ 1
  • Hoà nước uống FLOR 200 liều 1ml/10 kg thể trọng
  • Bổ trợ, tăng sức đề kháng: Dùng GLUCO K-C THẢO DƯỢC liều 2g/1 lít nước, BỔ GAN THẬN ĐẶC BIỆT liều 1ml/ 1 lít nước.
  • PHÁC ĐỒ 2
  • Hoà nước uống hoặc trộn thức ăn COLISTIN-G750 liều 1g/4-5 kg thể trọng
  • Bổ trợ, tăng sức đề kháng: Dùng CỐM – B.COMPLEX C NEW liều 1g/ 2 lít nước + MEN LACTIC liều 1g/1 lít nước
  • PHÁC ĐỒ 3
  • Hoà nước uống hoặc trộn thức ăn G-NEMOVIT @ liều 1g/3-5 kg thể trọng
  • Bổ trợ, tăng sức đề kháng: Dùng BỔ – B.COMPLEX liều 1g/ 2 lít nước + MEN LACZYME liều 10g/ 3 kg thể trọng.

IV. Phòng ngừa bệnh thương hàn ở gà như thế nào.

  1. Vệ sinh chuồng trại: Người chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.
  2. Kiểm soát môi trường chăn nuôi: Cần đảm bảo môi trường chăn nuôi thoáng mát, khô ráo và không quá đông đúc để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  3. Sử dụng thuốc khử trùng an toàn: Thuốckhử trùng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và môi trường. Do đó, người chăn nuôi cần sử dụng các loại thuốc khử trùng chuồng trại an toàn để giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe của gà.
  4. Kiểm tra và tiêm phòng định kỳ: Người chăn nuôi cần kiểm tra và tiêm phòng định kỳ cho đàn gà để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thương hàn bạch lỵ. Có thể sử dụng các loại vacxin chủ động như: ENRO-10S hoặc COLI 102Z để phòng.
  5. Đảm bảo chắc chắn rằng bạn mua giống ở những nơi uy tín. Đàn gà bố mẹ đã được tiêm vacxin đầy đủ để hạn chế tình trạng lây từ gà mẹ sang gà con, khi gà đẻ trứng. Xem thêm : Bệnh cầu trùng ở gà – gà ỉa phân đỏ sáp nguyên nhân và cách điều trị.

Bệnh thương hàn ở gà là một căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ra nhiều tổn thất cho người chăn nuôi gà. Tuy nhiên, với việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời và thực hiện các biện pháp phòng ngừa đúng cách, người chăn nuôi có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe của đàn gà.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh ORT ở gà – Bệnh hắt hơi ở gà nguyên nhân và cách điều trị

Đàn gà đột nhiên có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chảy nước mũi, sưng mặt, viêm mí mắt….mà không rõ nguyên nhân. Đây chính là triệu chứng của bệnh ORT hay còn gọi là  bệnh hô hấp mãn tính do vi khuẩn có tên Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) gây ra. Điều trị dứt điểm cho loại bệnh này bằng những hướng dẫn ngay dưới đây, lưu ý đọc kĩ để tránh bỏ sót những chú thích quan trọng.

Nguyên nhân gà nhiễm bệnh ORT

Bệnh ORT là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram âm hình que có tên là Ornithobacterium rhinotracheale gây ra. Vi khuẩn ORT thường được truyền nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các chất lỏng từ hệ hô hấp của các con gà bị nhiễm bệnh, như nước mắt, mũi, bọt cổ, và phân của chúng. Bệnh lây lan rất nhanh, thường xuất hiện nhiều vào đông, mùa xuân khi độ ẩm không khí tăng cao cùng với nhiệt độ lạnh.

Đặc điểm của bệnh hô hấp mãn tính ORT

Thông thường, thời gian ủ bệnh của gà kéo dài từ 3-7 ngày sau khi bị nhiễm khuẩn. Sau ủ bệnh, gà bắt đầu có các triệu chứng như khó thở, ho, hắt hơi, mắt thâm quầng, phát ban, giảm năng suất và suy dinh dưỡng. Các triệu chứng này có thể xuất hiện trong vòng vài ngày đến vài tuần. Nếu trong giai đoạn này gà không được chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, rất dễ gây tử vong cho gà. Các triệu chứng như khó thở nghiêm trọng, khó nuốt, và chảy máu dưới xuất hiện rồi dẫn đến cái chết.

Gà khó thở, rướn cổ thở, ngáp gió, ho, lắc đầu, vẩy mỏ, khẹc, …

Gà ủ rũ, giảm ăn, sốt cao

Gà chảy nước mũi, nước mắt, sưng mặt

Các triệu chứng khác như:

– Chết trong trạng thái “ngã ngửa” (xác chết béo)

– Gà đẻ: sụt đẻ, đẻ non, vỏ trứng mỏng.

– Bệnh phát sinh từ từ theo từng ô chuồng chứ không xẩy ra ồ ạt.

– Thể bệnh mãn tính âm thầm: nhiều gà còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn thức ăn tăng cao, giá thành sản xuất tăng.

– Thể bệnh cấp tính hơn: gây chết lên tới 30% trở lên.

Xem thêm: Bệnh cầu trùng ở gà nguyên nhân và cách điều trị.

Bệnh ORT thường xảy ra lúc nào

Bệnh ORT (Ornithobacterium rhinotracheale) ở gà có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm và có thể ảnh hưởng đến các loại gia cầm khác như ngan, vịt, cút và gà trống. Tuy nhiên, nó thường xảy ra vào mùa đông và xuân, khi thời tiết lạnh và ẩm ướt. Đặc biệt, vi khuẩn ORT rất dễ lây lan trong các điều kiện ẩm ướt và không khí bị ô nhiễm. Những vật dụng như giày dép, quần áo, máy móc, chân trại, chuồng nuôi… cũng có thể trở thành nguồn lây nhiễm cho gà.

Do đó, việc duy trì vệ sinh và quản lý chăn nuôi sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng, cùng với việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh phù hợp, là cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa bệnh ORT và bảo vệ sức khỏe cho đàn gia cầm.

Tốc độ và cách thức lây lan ORT

Tốc độ lan truyền của bệnh ORT này khá nhanh và có thể lan rộng trong đàn gia cầm một cách dễ dàng. Bệnh này có thể lây truyền giữa các con gà bằng nhiều cách, bao gồm:

Tiếp xúc trực tiếp: Gà bị bệnh có thể truyền nhiễm cho các con gà khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, chẳng hạn như chung một chuồng, chung một vùng đất, hoặc qua việc cắn, đụng hoặc tập hợp lại với nhau.

Tiếp xúc gián tiếp: Vi khuẩn ORT có thể tồn tại trong môi trường trong thời gian dài và có thể lây lan qua vật dụng như máy móc, quần áo, giày dép, thức ăn, nước uống, trang trại và các vật nuôi khác.

Từ bố mẹ sang con: Gà mẹ bị nhiễm bệnh có thể truyền nhiễm bệnh cho các con qua trứng hoặc khi ấp trứng.

Hậu quả khôn lường khi gà nhiễm ORT

Nếu gà mắc bệnh ORT (Ornithobacterium rhinotracheale), chúng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh sản, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Nghiêm trọng hơn, bệnh ORT làm giảm sức đề kháng của gà, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát triển và làm tăng tỷ lệ tử vong. Việc điều trị bệnh ORT có thể gây tốn kém chi phí cho người nuôi.

Dấu hiệu bệnh tích để lại trên gà khi mắc bệnh này

Viêm phổi – màng phổi

Viêm phổi có mủ tạo thành  bả đậu (casein), đôi khi có dạng hình ống rất đặc trưng của bệnh ORT. Vị trí bã đậu trong phổi và 2 ống phế quản, khi gà ho sẽ đẩy dần bã đậu từ dưới lên ống khí quản

Biện pháp điều trị

Sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp, đúng liều lượng dưới sự giám sát của bác sĩ thú y. Một số loại kháng sinh thông dụng có thể kể đến để trị bênh ORT như:

Enrofloxacin: thuộc nhóm fluoroquinolone, có hoạt tính kháng khuẩn rộng và hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ORT.

Tetracycline: thuộc nhóm tetracycline, có khả năng kháng khuẩn rộng và thường được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh truyền nhiễm ở gia cầm.

Erythromycin: thuộc nhóm macrolide, có hoạt tính kháng khuẩn rộng và thường được sử dụng để điều trị bệnh đường hô hấp ở gia cầm.

Bệnh ORT ảnh hưởng đến sức khỏe của gà và làm giảm lượng thức ăn và nước uống. Vì vậy, ngoài sử dụng kháng sinh, việc cung cấp dinh dưỡng và nước uống đầy đủ giúp gà phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Ngoài ra, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát cho chuồng trại là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh lây lan. Vệ sinh định kỳ và sát khuẩn chuồng trại cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Cuối cùng, để ngăn ngừa bệnh ORT, nên tiêm phòng cho gà đúng liều lượng và đúng thời điểm. Việc tiêm phòng sẽ giảm thiểu tình trạng bệnh lây lan và giúp gà phát triển tốt hơn.

Trong suốt quá trình chăn nuôi gà, bà con dù không mua con giống tại Trại giống gia cầm Phú Quý cần được hỗ trợ miễn phí xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 0523333292 – Có Zalo
Website: https://traigionggavit.com
Trại giống gia cầm Phú Quý – Chuyên ấp nở, cung cấp con giống gà, vịt, ngan, ngỗng chất lượng.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh cầu trùng ở gà – gà ỉa phân đỏ sáp nguyên nhân và cách điều trị.

Đàn gà của bà con đang khỏe mạnh bỗng nhiên bỏ ăn, ủ rũ gầy yếu. Một số con trong đàn gà còn đi ỉa phân nhầy dính máu rồi chết mà không biết tại sao. Đây là biểu hiện của bệnh cầu trùng trên gà. Hãy đọc kỹ hướng dẫn dưới đây để biết được cách chữa trị bệnh cầu trùng trên đàn gà bà con nhé.

Nguyên nhân gây bênh cầu trùng ở gà.

ádhahdhadhakjdahdaf. Xem thêm : Lịch tiêm vacxin cho gà.

benh-cau-trung-o-ga-2
Gà bị cầu trùng ủ rũ bỏ ăn nhanh chết.

Đặc điểm nhận biết của gà bị bệnh cầu trùng.

đâsdafasfasdfasfasdf

Thời điểm thường xảy ra bệnh cầu trùng trên gà.

ádasdasdasdasda