Đăng bởi Để lại phản hồi

Vịt bị rụt mỏ, bệnh rụt mỏ của vịt và ngan các kiến thức bạn cần biết.

Bà con chăn nuôi vịt, ngan đôi khi hay gặp trường hợp vịt, ngan của mình mỏ bị ngắn, vênh, lưỡi thè ra ngoài. Đây chính là bệnh rụt mỏ của vịt (Bệnh Derzsy’s ), ngan hay thủy cầm nói chung. Đây là căn bệnh rất phổ biến trong chăn nuôi vịt, ngan. Bệnh này gây ra nhiều tác hại rất lớn cho người chăn nuôi. Bà con hãy cùng tham khảo ngay bài viết về bệnh ngắn mỏ của vịt ngay dưới dây.

1 con vịt bị bệnh rụt mỏ, ngắn mỏ có lưỡi thè ra ngoài.

Biểu hiện của ngan vịt bị mắc bệnh ngắn mỏ.

Vịt ngan bị mắc bệnh này thường có biểu hiện rất dễ nhận biết, bà có có thể nhìn thấy ngay:

  • Mỏ trên mà mỏ dưới không đều, không cân nhau. 1 số mỏ trên hoặc mỏ dưới ngắn hơn chiếc còn lại. 1 số thì mỏ lại bị vênh nhau, không kín khớp như vịt bình thường.
  • Những con mặc bệnh này lưỡi thường bị lè ra ngoài. Vịt nhỏ và yếu hơn các con vịt phát triển bình thường khác.
  • Thời điểm ban đầu khi mới mắc bệnh: Vịt con giảm ăn, uống nhiều nước, tiêu chảy, viêm ruột. Tỉ lệ chết đối với vịt con dưới 1 tuần tuổi nếu mắc bệnh này rất cao.

Xem thêm : 3 lý do khiến vịt ngan bị bại chân và cách điều trị

Sự nguy hiểm của bệnh rụt mỏ đối với vịt và ngan.

Đây là 1 căn bệnh mới trên ngan và vịt, mới phổ biến tại nước ta khoảng 5 năm nay. Các giống vịt, ngan lai thường rất dễ mắc bệnh này. Ngoài việc gây ra hiện tượng mỏ ngắn khiến vịt ngan chậm lớn, xấu. Bệnh rụt mỏ còn gây ra chết ở thủy cầm với tỷ lệ rất cao.

  • Bệnh gây ra viêm cơ tim, viêm gan, và viêm ruột khá nặng đối với con giống. Đặc biệt đối với các con giống con nhỏ dưới 10 ngày tuổi. Tỉ lệ chết có thể lên đến 100% nếu nhiễm nặng. Tỉ lệ Vịt, ngan ngỗng mắc bệnh này hiện nay đang có triều hướng gia tăng. Tỉ lệ nhiễm bệnh trên đàn hoảng 15-25%, nhất là đối với các giống lai.
Vịt mắc bệnh và vịt bình thường khi đặt cạnh nhau.

Mua vịt ngan ở Phú Quý chả bao giờ sợ bệnh rụt mỏ.

Tất cả bà con khi mua vịt hoặc ngan giống tại trại Phú Quý đtừ 300 con đều được tiêm vacxin miễn phí. Nếu khách hàng bắt ít hơn 300 con chúng tôi sẽ tiêm nếu tiện hàng. Nếu không tiêm được chúng tôi sẽ thông báo cho bà con để bà con chủ động.

Chính vì thế nếu bà con đã bắt giống từ 300 con trở lên thì hoàn toàn yên tâm vì đã được tiêm miễn phí. Vacxin chúng tôi sử dụng là mũi vacxin 2 trong 1 phòng cả bệnh viêm gan và rụt mỏ.

Xem thêm : Lịch tiêm vacxin cho đàn vịt – ngan đúng chuẩn bộ nông nghiệp.

Nguyên nhân và cách lây truyền bệnh rụt mỏ trên ngan vịt.

Parvovirus Ngỗng và Parvovirus Vịt Xiêm là hai biến thể khác nhau của Parvovirus, chúng khác nhau về kháng nguyên và vật chủ gây bệnh.

Loài ngỗng thường có khả năng đề kháng với Parvovirus của vịt Xiêm. Tuy nhiên, ở vịt Xiêm, cả hai loài vi rút này đều có tiềm năng gây bệnh cho chúng và cả vịt Xiêm lai.

Parvovirus gây bệnh cho vịt, chẳng hạn như Vịt Anh Đào và Vịt Bắc Kinh, là một biến chủng của Parvovirus. Nó có thể lây truyền qua các con đường sau:

  • Lây truyền ngang: Vịt bệnh bài tiết một lượng lớn virus qua phân ra môi trường, dẫn đến sự lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp. Lây nhiễm có thể xảy ra thông qua thức ăn, nước uống và tiếp xúc qua con đường “phân-miệng,” đặc biệt khi tiếp xúc với vịt khỏe mạnh.
  • Lây truyền dọc: Ở những vịt và ngỗng sinh sản bị nhiễm bệnh, chúng trở thành vật mang mầm bệnh và truyền virus qua trứng, gây bệnh cho các con mới nở. Ngoài ra, nhiễm trùng cả ngoài vỏ trứng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa bệnh nhiễm vào đàn vịt không bị bệnh trong trại ấp trứng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách úm vịt trên sàn lưới đúng kỹ thuật của chuyên gia.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh rụt mỏ trên vịt, ngan, ngỗng.

Phác đồ điều trị bênh rụt mỏ trên vịt ngan ngỗng.

Bệnh Derzsy’s có thể gây ra các biểu hiện lâm sàng như mỏ ngắn, thè lưỡi, còi cọc, và chân bị dị dạng, và chúng có khả năng phát tán mầm bệnh. Mặc dù chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này, nhưng việc điều trị vẫn rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát và giảm thiệt hại do bệnh gây ra. Dưới đây là các biện pháp điều trị:

  • Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh như BIO-AMCOLI PLUS, BIO-TILODOX PLUS hoặc BIO-ENRO C để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát.
  • Vitamin và men vi sinh: Cấp vitamin và men vi sinh như BIO-B.COMPLEX+A,D,E,C hoặc BIO-AMINOSOL để tăng sức đề kháng và giúp vịt hồi phục nhanh hơn.
  • BIOTIC: Sử dụng thuốc BIOTIC để ổn định vi khuẩn đường ruột và cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn.
Kháng thể tiêm cho vịt ngan bị nhiễm bệnh.

Cách phòng bệnh ngắn mỏ trên vịt ngan hiệu quả nhất.

Phòng bệnh Derzsy’s cũng quan trọng không kém. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa mà người chăn nuôi vịt có thể thực hiện:

  • Mua vịt từ nguồn uy tín: Chọn mua vịt con từ các cơ sở chăn nuôi có uy tín để tránh vịt có tiền sử bệnh.
  • Tiêm kháng thể: Tiêm kháng thể Viêm gan + Rụt mỏ vịt (CNC- Anti DHV) cho vịt 1-3 ngày tuổi và tiêm vắc xin CNC Derzsy Live vào ngày thứ 7-8.
  • Sát trùng: Thực hiện sát trùng kỹ lưỡng cho chuồng nuôi, trại ấp và máy ấp trứng bằng các loại thuốc sát trùng hiệu quả như FORMALDES hoặc BIOXIDE.
  • Không sử dụng vịt bị nhiễm bệnh để nhân giống: Chỉ sử dụng trứng từ các đàn vịt không bị nhiễm parvovirus để đảm bảo sức kháng của đàn vịt mới.
  • Cách ly và theo dõi sức kháng: Không nuôi vịt khác lứa tuổi trong cùng một ô chuồng. Cách ly vịt bệnh ngay khi xảy ra dịch bệnh và thực hiện sát trùng chuồng định kỳ.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Khi thời tiết thay đổi, cung cấp thêm vitamin như HAN GOODWAY hoặc PERMASOL trong 3-5 ngày để tăng sức đề kháng.
  • Vệ sinh và sát trùng sau khi xuất bán vịt: Vệ sinh và sát trùng chuồng trại sau khi xuất bán vịt và để trống ít nhất 2 tuần trước khi nhập đàn vịt mới vào để nuôi.

Nhớ rằng việc duy trì môi trường sạch sẽ và theo dõi sức kháng của đàn vịt là rất quan trọng để bảo vệ chúng khỏi bệnh Derzsy’s.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về bệnh rụt mỏ mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng quý bà con. Bà con hãy tham khảo để áp dụng ngay vào trong công việc chăn nuôi của mình hàng ngày nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *